Công nghệ cảm biến vân tay sử dung trong bảo mật đã không còn xa lạ gì. Tuy nhiên, công nghệ này chưa phải thực sự hoàn hảo nhất. Các ông lớn trong ngành công nghệ luôn cố gắng để phát triền cảm biến vân tay. Galaxy S10 là dòng Smartphone với cảm biến siêu vân tay hiện đại nhất cho đến giờ. Apple hứa hẹn cảm biến vân tay dưới màn hình của iPhone sẽ tiên tiến hơn cả Galaxy S10.
Không phủ nhận rằng Galaxy S10 đã khiến cả thế giới trầm trồ. Với công nghệ vân tay siêu âm nhúng vào bên trong màn hình, đây được xem là đột phá về công nghệ ở thời điểm hiện tại 2019. Giới công nghệ cũng rất mong chờ một màn “đáp trả” từ phía Apple cho thiết kế cảm biến vân tay dưới màn hình của iPhone.
Cơ chế của cảm biến vân tay siêu âm
Đa số các smartphone trên thị trường sử dụng cảm biến vân tay dưới màn hình có 2 loại. Thứ nhất là vân tay đặt bên dưới màn hình và thứ 2 là đặt ở dưới lớp kính bảo vệ màn hình. Đây được gọi là loại cảm biến vân tay cảm quang do sử dụng nguyên lý cảm quang để hoạt động. Chúng đang được dùng trong các mẫu smartphone của Vivo, Huawei và Xiaomi. Cảm biến vân tay quang học có chi phí sản xuất thấp nhưng không chính xác cho lắm.
Các loại Smart phone sử dụng công nghệ vân tay siêu âm nhúng trực tiếp vào bên trong màn hình (Tấm nền Dynamic AMOLED). Về cơ chế hoạt động, vùng cảm biến trong màn hình sẽ phát ra các sóng siêu âm để nhận diện hình ảnh 3D của ngón tay. Sau đó đối chiếu với dữ liệu vân tay đã đăng ký trên máy để phân tích, nếu khớp thì mới mở khóa. Loại này được Samsung sử dụng cho Galaxy S10.
Đặc biệt hơn, việc mở khóa bằng vân tay siêu âm trên điện thoại sẽ được học hỏi theo thời gian, đồng nghĩa với việc càng sử dụng lâu thì khả năng mở khóa càng chính xác.
Liệu cảm biến vân tay dưới màn hình của iPhone có “xịn” hơn Galaxy S10?
Apple hứa hẹn sẽ ra mắt công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình Iphone cho những thế hệ Smart phone tiếp theo của hãng. Mới đây, PatentlyApple đã phát hiện một bằng sáng chế công nghệ Touch ID của Apple, không giống với bất kỳ công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình nào mà chúng ta thấy trước đây.
Dù luôn là hãng theo sau, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng các công nghệ được sử dụng lại luôn rất sáng tạo và thực dụng. Nếu Galaxy S10 có thể nói là tiên tiến nhất hiện nay, do sử dụng cảm biến siêu âm với độ chính xác cao, tốc độ phản hồi nhanh và có thể sử dụng ngay cả khi ngón tay bị ướt. Thì giới công nghệ vẫn luôn mong vào những điều bất ngờ đến từ Apple, đặc biệt là cho Iphone XI sắp ra mắt.
Bằng chứng trên Iphone XI sắp ra mắt
Apple đặt tên cho sáng chế này là “Phương pháp sinh trắc học nhận diện hình ảnh đầu vào”. Mô tả của bằng sáng chế cho thấy Apple sẽ sử dụng sóng âm cộng hưởng từ phát ra từ màn hình iPhone, để lập bản đồ 3D dấu vân tay người dùng. Và cảm biến vân tay dưới màn hình iphone sẽ được áp dụng trên Iphone XI ra mắt vào tháng 9 năm nay.
Xét về bản chất, công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình của Iphone cũng tương tự như của Galaxy S10. Nhưng công nghệ của Apple sẽ cho phép người dùng đặt ngón tay lên bất kỳ vị trí nào trên màn hình. Giải pháp này chính thức giải quyết được bài toán rằng người dùng khó mà cảm nhận được việc đặt ngón tay ở đâu cho chính xác trong trường hợp không nhìn vào màn hình smartphone.
Sử dụng sóng âm để nhận diện khuôn mặt
Trong các mô tả của mình, Apple cho thấy họ đang nghiên cứu sử dụng sóng âm để giúp điện thoại nhận diện khuôn mặt. Công nghệ này cũng giống với Face ID nhưng điểm cộng là không cần đến Camera. Hiện nay, phiên bản iphone X vẫn đang sử dụng công nghệ Face ID cần đến camera TrueDepth. Không những vậy, Apple tiết lộ, nó còn theo dõi được nhịp tim và nhịp thở của người dùng.
Nếu như cảm biến vân tay dưới màn hình của iPhone được áp dụng trên các dòng máy trong tương lai thì không thể phủ nhận rằng đây là một bước tiến lớn. Có thể nó sẽ thúc đầy khách hàng đổi máy để được trải nghiệm tính năng mới này. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho những tín đồ của Touch ID được tích hợp trên phím Home của các dòng iPhone 8 Plus trở về trước.
Đọc thêm: Huawei Mate 30 Pro hé lộ cấu hình khủng- dòng điện thoại hiệu năng nhất của Huawei