Google Panda từ A đến Z mà Seoer cần biết

Cũng giống như Google Penguin, thuật toán Google Panda được tạo ra nhằm phát hiện và phạt những website có hành vi thao túng thứ hạng website. Vậy Google Panda là gì và cách thức nó hoạt động như thế nào? Để biết rõ hơn, bạn hãy tìm hiểu các nội dung dưới đây mà Webvietdesign.com muốn chia sẻ.

thuat-toan-google-panda

Thực chất thì thuật toán Panda đều phạt cả onpage và offpage luôn. Và ở bài viết này, tôi sẽ bàn luận sâu vào việc google Panda xử phạt bạn như thế nào? Bài viết này cũng sẽ hướng dẫn bạn tránh các án phạt từ thuật toán này.

Đọc thêm: Tổng hợp các công cụ SEO miễn phí dành cho SEOer

Google Panda là gì? 

Vào năm 2015, Google chính thức ra mắt thuật toán Google Panda nhằm mục đích cải thiện nội dung tìm kiếm để đảm bảo nó phù hợp nhất với truy vấn của người dùng. Nhiệm vụ chính của thuật toán này là phát hiện và xóa các link spam, link bẩn, các nội dung sai phạm hoặc copy từ các website khác.

Website nào cũng có khả năng bị phạt từ Google Panda kể cả các website đang có uy tín và mức tăng trưởng khả quan. Điều này có nghĩa là, nếu nội dung của bạn không thuyết phục được Google thì thứ hạng của bạn chắc chắn sẽ bị giảm sút. Điểm cộng SEO và điểm phạt từ thuật toán Panda sẽ ảnh hưởng đến Top Rank của bạn trên bảng xếp hạng.

Cách nhận biết khi bị Google Panda xử phạt

Sau khi biết thuật toán Google Panda là gì, bạn cũng nên lưu ý các dấu hiệu nhận biết khi chính thức bị Google Panda phạt. Nên nhớ, một khi đã xử phạt thì công cụ này xử phạt rất nặng. Bạn có thể căn cứ vào 2 yếu tố dưới đây:

  • Traffic giảm mạnh đến 80%: Khi bị phạt, lượng traffic của bạn có thể giảm sâu đến 80% so với trước (có thể giảm nhanh hoặc giảm từ từ tùy tình hình của từng website). 
cach-nhan-biet-google-panda-xu-phat
Nếu lượng traffic đổ về website của bạn giảm nhanh chóng thì rất có thể bạn đang bị thuật toán Panda xử phạt
  • Traffic giảm đi một nửa: Nếu như bạn đột nhiên thấy traffic giảm ngay 50% thì chắc chắn website của bạn đang bị Google Panda xử phạt. Nếu check trên toàn Domain thì là xử phạt trên domain, còn check riêng từng URL thì nó đang xử phạt trên từng URL riêng biệt. 

Việc xử phạt nặng hay nhẹ còn tùy vào mức độ và nếu như để lâu, chắc chắn từ khóa của bạn sẽ từ top 1 rớt xuống đến tận trang 3 hay 4 là bình thường. Google Panda thường update 30 ngày một lần và thường là vào cuối tháng.  Lỗi phổ biến để bị phạt là duplicated content (nội dung bị trùng lặp). 

Công cụ để kiếm tra tổng thể website

Việc dự đoán rằng một website có đang bị Google Panda xử phạt bằng lượng Traffic chỉ mang tính chất tương đối. Để chính xác nhất, bạn có thể sử dụng một vài công cụ kiểm tra. Google Panda đánh rất nặng vào 2 lỗi đó là: nội dung trùng lặp và nội dung mỏng. Công cụ Screaming Frog sẽ giúp bạn kiểm tra chính xác.

screaming-frog-kiem-tra-google-panda

Chú ý:

Nội dung trùng lặp được tính chính là: thẻ Meta description, code HTML, nội dung bài viết, cách thiết kế mặc định,… HTML của bạn phải Unique từ 51% trở nên thì mới thoát được án phạt. Các nội dung trên H1, H2 mà giống nhau cũng tính là nội dung trùng lặp. Vì thế mà hầu hết website ở nước ta đều bị Google Panda xử phạt.

Một số phương pháp tránh bị Google Panda xử phạt

Bạn đã hiểu Google Panda là gì và cơ chế xử phạt của nó. Nhưng bạn đã biết cách nào để tránh các án phạt từ phía thuật toans này chưa? Nếu chưa, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Loại bỏ các Content kém chất lượng

Việc bỏ đi các nội dung kém chất lượng giống như bạn bỏ đi rác thải vậy, chỉ có lợi mà không có hại. Nó có lợi cho cả các chiến dịch SEO và người dùng. Nếu không gỡ bỏ các nội dung kém chất lượng, dù bạn không bị Google Panda phat, cũng không thể đảm bảo rằng bạn không bị khai tử với các thuật toán mới update trong tương lai.

no-index-tranh-google-panda

Khi những nội dung trên 1 URL của bạn đã bị phạt, bạn có thể tối ưu nội dung cho nó nhanh nhất có thể hoặc nếu không thể thì hãy để trạng thái noindex cho URL đó. Tức là để trạng thái lỗi 404/ Noindex. Hãy đảm bảo Google sẽ chỉ index những nội dung chất lượng của website.

Cải thiện tất cả nội dung trên Website

Không chỉ đối với những URL đã bị cảnh báo phạt hoặc đã bị phạt, bạn nên cải thiện chất lượng nội dung cho toàn bộ website của mình. Nếu chỉ loại bỏ mà không cải thiện chắc chắn toàn bộ số URL index của bạn sẽ phải xóa bỏ đi nhanh chóng. Và việc xóa bỏ cũng còn phải liên quan đến các kỹ thuật SEO cần thiết nữa.

chat-luong-content-tranh-google-panda
Chất lượng content được cải thiện là cách hiệu quả nhất để tránh thuật toán Panda

Google Panda chấm điểm thứ hạng website dựa trên chất lượng các phần nội dung bao gồm trong đó. Do vậy cốt lõi của vấn đề chính là việc cải thiện nội dung chất lượng content của web.

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật toán Google Panda là gì và cơ chế xử phạt của nó. Mong rằng bạn có thể áp dụng các cách phòng tránh để có thể tránh được các sai lầm cũng như bị phạt. Sử dụng kỹ thuật no-index và thẻ Canonical để xứ lý khi website bị phạt. Chúc các bạn thành công!

Đọc thêm: Cách sử dụng Ahrefs để phân tích Backlinks chính xác nhất

5/5 - (2 votes)