Mục lục
Nếu website của bạn đang có lượt truy cập lớn nhưng lại không có lượt chuyển đổi cao thì đây chính là lúc bạn cần thay đổi và tối ưu lại nội dung. Một vũ khí “lợi hại” giúp bạn gia tăng lượt click chuột và tỷ lệ chuyển đổi đó là Tối ưu thẻ Meta Description. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được Meta description là gì và cách để tối ưu nó hiệu quả nhất.
Thẻ Meta Description là gì?
Description trong tiếng anh có nghĩa là mô tả. Thẻ meta description còn được gọi là thẻ mô tả. Nói ngắn gọn thì đây là một đoạn văn ngắn tóm gọn nội dung bài viết, thu hút người đọc click vào bài viết được hiển thị. Ngoài ra, nó cũng là yếu tố để con Boot của Google có thể xác định được nội dung bài viết.
Thẻ mô tả được dùng cho tất cả các nội dung từ ebook, case study hay blog,… miễn là nội dung này được đăng tải trên website thì bạn sẽ phải viết mô tả cho chúng.
Có thể bạn quan tâm: Anchor Text là gì? Cách sử dụng Anchor Text hiệu quả
Mục đích và tầm trọng của thẻ mô tả
Với những từ khóa làm SEO có tính cạnh tranh thì thẻ meta description đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người dùng đến với website của bạn.
Mục đích của thẻ meta description
- Giúp Google hiểu được nội dung của toàn bộ bài viết.
- Tập trung hướng đến từ khóa tìm kiếm từ phía khách hàng, Google sẽ căn cứ vào từ khóa trên title và thẻ mô tả để hiện thị nội dung khi có tìm kiếm với từ khóa.
- Thẻ meta description là một đoạn quảng cáo ngắn thu hút người dùng. Cùng với Title thì thẻ mô tả sẽ quyết định xem người dùng có click vào bài viết hay không.
Cách tạo ra thẻ mô tả khi tạo nội dung
Việc tạo thẻ mô tả rất dễ dàng, nhất là khi bạn sử dụng wordpress. Chọn mục Yoast SEO, sau đó xác định vị trí của thẻ Meta Description. Nên nhớ tối ưu thẻ mô tả và xuất bản bài viết.
Tầm quan trọng của thẻ Meta Description
Tại sao người ta phải tối ưu thẻ meta description? Chắc chắn đó không phải là một việc thừa thãi, thẻ meta có tầm ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ chuyển đổi. Với những từ khóa làm SEO có tính cạnh tranh thì thẻ meta description đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người dùng đến với website của bạn.
Có rất nhiều SEOer hay Copywriter bỏ qua phần tối ưu thẻ meta description. Tuy nhiên hãy nên nhớ rằng, Google sẽ không hiển thị phần nội dung mà chỉ hiển thị các phần tag và thẻ mô tả. Nếu bạn không tạo ra bất kì thẻ meta description nào, Google sẽ tách nội dung từ các bài viết cũ để ghép vào đó và tạo ra một thẻ meta vô nghĩa.
10 cách tối ưu thẻ Meta Description hiệu quả nhất
Sau một quá trình nghiên cứu, dưới đây là các cách tối ưu thẻ Meta Description hiệu quả giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi và lượng Click chuột vào bài viết.
Các yêu cầu của một thẻ mô tả chuẩn
Nếu muốn tối ưu thẻ mô tả, trước hết bạn cần viết được một thẻ meta description chuẩn. Dưới đây là các yêu cầu chung cho một thẻ mô tả tiêu chuẩn mà bạn cần phải đáp ứng được:
- Không quá dài và chung chung. Chỉ nên nằm trong khoảng từ 140-250 ký tự để hiển thị trên Google.
- Thẻ meta description phải có từ khóa mà bạn muốn SEO để có thể hiển thị khi có truy vấn từ phía người dùng. Từ khóa tìm kiếm giúp Google đọc và dễ hiển thị bài viết của bạn hơn.
- Một thẻ meta description chỉ dùng cho một bài duy nhất và không có sự trùng lặp hoàn toàn.
- Có yếu tố thu hút và đánh vào tâm lý người dùng.
Sử dụng cách gợi nhớ thương hiệu
Hãy cố gắng làm nổi bật thương hiệu của bạn trong phần mô tả. Đây là cách để gợi nhớ thương hiệu và tối ưu thẻ meta description tuyệt vời. meta description là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn đang xây dựng (đặc biệt cho các trang chủ). Bạn có thể xem một mẫu ví du dưới đây:
Tạo thẻ Meta độc đáo
Các thẻ meta cần có sự độc đáo và tránh trường hợp bạn nhồi nhét từ khóa hay thương hiệu làm mất tự nhiên. Google không thực sự quá quan tâm đến từ khóa trong thẻ meta đâu! Việ nhồi nhét thêm từ khóa sẽ gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
Đưa các thông tin ưu đãi vào thẻ mô tả
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có các chương trình khuyến mại: Mua 1 tặng 1, giảm giá 50%,… vậy tại sao bạn không đưa chúng vào phần mô tả cho bài viết. Thẻ meta description còn là một hình thức quảng cáo lý tưởng cho bất kỳ chương trình giảm giá hoặc ưu đãi nào bạn đang thực hiện.
Tận dụng tối đa các tiêu đề Meta Description
Để có thể tối ưu thẻ meta description thì bạn cần tối ưu các thẻ tiêu đề meta. Tiêu đề meta nằm ngay trên thẻ meta description (hoặc meta tag). Thường thì bạn chỉ được nhập từ 50-60 ký tự, nếu nhiều hơn sẽ bị rút ngắn lại. Do, cần cân nhắc đặt tên tiêu đề meta sao cho hợp lý, hiệu quả.
Giải đáp đủ các thắc mắc
Khi khách hàng tìm kiếm/truy vấn tức là họ đang có thắc mắc về một vấn đề nào đó. Hãy đảm bảo các thẻ meta description của bạn giải đáp được tất cả các thắc mắc của khách hàng. Đây chính là cách giúp khách hàng định hình trước về nội dung hay sản phẩm mà họ quan tâm.
Đánh mạnh vào cảm xúc của người đọc
Gợi lên cảm xúc của người đọc, thẻ mô tả cần đánh mạnh vào cảm xúc: thể hiện đẳng cấp, thể hiện cái tôi, cảm xúc viên mãn hay muốn sở hữu. Những đoạn mô tả đánh được vào cảm xúc của người đọc thường có tỷ lệ click cao và khả năng chuyển đổi khả quan hơn rất nhiều.
Xem lại các thẻ meta của các bài viết trước khi đăng
Để tối ưu thẻ meta description thì việc đọc lại là điều chắc chắn phải làm. Bạn có thể điều chỉnh các nội dung có tính thiết thực và phù hợp nhất với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Một công cụ để giúp bạn chỉnh sửa thẻ meta đó là Title & Description Pixel Checker. Công cụ này cho phép chúng ta thoải mái chỉnh sửa trên bản copy và xem trước thẻ mô tả của mình.
Nội dung tóm gọn, đầy đủ tránh dài dòng
Thẻ mô tả chỉ có một số lượng ký tự nhất định và việc của bạn khi tối ưu thẻ mô tả đó là viết một nội dung tóm gọn, đầy đủ. Điều tối kị là viết quá dài, lan man và sau đó nội dung quan trọng bị ẩn đi. Nhiều quá và bị ẩn đi làm cho thẻ mô tả chẳng còn chút nào của yếu tố độc đáo.
Đưa ra lời mời gọi khéo léo
Lời mời gọi không có nghĩa là “hãy mua sản phẩm của tôi đi”, “sản phẩm của chúng tôi rất tốt”…. Nói cách khác là bạn cần đưa ra lời mời gọi khéo léo đủ sức thu hút khách hàng; nhất là khi gần đây nhiều website mang đến cho người dùng hàng loạt lựa chọn hấp dẫn thì việc này lại càng cần thiết hơn.
Tìm hiểu thêm: Liệu bạn có thể tăng nhanh thứ hạng SEO chỉ với tối ưu Content?