Hướng dẫn sử dụng Webmaster Tool để đánh giá các chỉ số trong SEO

Có rất nhiều công cụ phân tích và tối ưu website: Webmaster tool, Ahrefs, Google Analytics,… Webmaster tool là công cụ hữu ích để theo dõi và tối ưu website. Webvietdesign.com sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Webmaster tool để phân tích các chỉ số quan trọng

Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng Ahrefs để phân tích Backlinks hiệu quả

Google Webmaster Tool là gì? 

loi-ich-cua-google-webmaster-tools

Bộ đôi hoàn hảo đi kèm với Google Analytics chính là Google Webmaster Tool– một công cụ miễn phí của Google ra đời nhằm giúp các nhà quảng cáo tối ưu website của họ. Nếu Analytics giúp bạn thống kê các lượt truy cập thì Webmaster Tool xác đinh giúp bạn xem có sự cố nào xảy ra không, liệu website của bạn có bị nhiễm mã độc, hay ngươi dùng truy cập vào website từ keyword nào?….

Điều đáng tiếc là có rất nhiều người làm SEO nhưng lại bỏ qua các tác dụng tuyệt vời của webmaster tool để sử dụng một số công cụ trả phí khác. Chắc chắn có cả trăm thứ hay ho bạn có thể sử dụng để tối ưu hiệu quả của website khi sử dụng webmaster tool.

Hướng dẫn sử dụng Webmaster Tool để đọc các chỉ số trong SEO 

Bạn đang thắc mắc liệu cả “trăm thứ” bạn có thể làm khi sử dụng Webmaster Tool là gì? Vậy hay theo dõi ngay những nội dung dưới đây. Nhưng trước hết phải tạo cho mình một tài khoản Webmaster Tool để mọi thứ được dễ dàng hơn nhé!

Các mục thông báo

Mục này để xác định chắc chắn rằng liệu website của bạn có bị án phạt nào từ Google hay không. Nếu có, Google chắc chắn sẽ gửi thông báo cho bạn. Chính vì vậy, hãy kiểm tra thông báo thường xuyên để nếu có bị xử phạt, bạn sẽ có thể khắc phục lỗi đó trong thời gian sớm nhất.

Chỉ số Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm trên trang) 

cach-dung-google-webmaster-tool-3

Khi sử dụng Webmaster Tool, đây chính là một yếu tố quan trọng để bạn tối ưu nội dung cho trang web. Nếu tối ưu phần này tốt, hiệu quả SEO của bạn sẽ được nâng cao. Ngoài truy vấn về số lượt tìm kiếm thì công cụ này còn cho phép bạn có thể phân tichs backlinks đổ về web, Link nội bộ được sử dụng có hiệu quả không.

  • Back Link: Webmaster Tool sẽ có báo cáo về các backlinks hiệu quả và các backlinks xấu để bạn có thể loại bỏ tránh ảnh hưởng đến website do các thuật toán của Google có thể xử phạt.
  • Link nội bộ: Webmaster Tool sẽ cho biết có khoảng bao nhiêu link nội bộ cung cấp thêm thông tin cho người đọc trên trang đích của Link tìm kiếm.

Search Quiers Reports (Truy Vấn)

Search_queries

Đây là mục có thể giúp bạn nhận được rất nhiều thông tin. Các thông số của mục này rất hiệu quả, thậm chí có nhiều SEOer sử dụng các Tool mất phí để có được các số liệu này. Các thông số bạn cần quan tâm đó là: 

  • Số lượt nhấp chuột (Click)
  • Số lần hiển thị
  • CTR (Chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột) và vị trí trên bảng xếp hạng.
  • Từ khóa

Nếu bạn sử dụng Webmaster tool và Analytics thì chỉ số hiển thị và số lượt nhấp chuột sẽ không bằng nhau. Ví dụ như lượt click vào các nội dung hình ảnh sẽ lớn hơn các lượt truy cập vào ảnh. Mục truy vấn có thể tải xuống bản báo cáo nhé!

Phân tích CTR (Chi phí trung bình trên mỗi lượt Click) 

phan-tich-CTR-trong-webmaster-tools

Khi sử dụng Webmaster tool để pân tích CTR, bạn sẽ hiểu được mối quan hệ giữa chi phí và vị trí của website trên trang tìm kiếm. Thông thường CTR phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như cạnh tranh, số lượng nhà quảng cáo, và nhiều yếu tố khác.

Khi nhìn vào những điều này và kết hợp với việc nhìn Google Keyword Planner để biết lượng search hàng tháng của từ khóa, bạn có thể phát hiện ra những thông số vô cùng bất ngờ và từ đó điều chỉnh chiến lược seo hoặc adword của bạn. 

Giao diện tìm kiếm

Khi bạn cần kiểm tra hay tối ưu công cụ đánh dấu dư liệu, thẻ rich, HTML,… thì bạn cần tìm hiểu trong mục giao diện tìm kiếm. 

  • Công cụ đánh dấu dữ liệu: Nó được sử dụng trong trường hợp bạn không rành về lập trình nên không thêm được đoạn dữ liệu có cấu trúc vào trang, và bạn muốn Google ghi nhận dữ liệu cấu trúc này thì hãy gửi nó qua công cụ đánh dấu dữ liệu.
  • Cấu trúc HTML: Khi bạn cần cải tiến HTML thì bạn sẽ nhận được các thông báo đề xuất cải tiến theo các khoảng thời gian nhất định.
  • Thẻ Rich: Google sẽ nhận các thẻ này và hiện thị với người dùng ở nhiều dạng khác nhau. Chính các lượt truy cập từ thẻ rich này giúp website của bạn tăng traffic rất tốt. 

Thu thập dữ liệu

su-dung-google-webmaster-tools-4jpg

Các lỗi thu thập dữ liệu sẽ được báo về mục này. Thông thường có 2 lỗi chính thường xuyên xảy ra đó là: Lỗi trang và lỗi URL khiến cho các bot của Google không nhận diện được thông tin và không thể tìm kiếm được website của bạn. Trong mục này, Webmaster tool cũng thống kê một ngày thu thập được bao nhiêu thông tin.

Tìm nạp như Google sẽ giúp bạn index thông tin nhanh hơn. Ngoài ra nó còn giúp bạn xác định xem nội dung SEO đã thân thiện hay chưa hoặc vẫn còn cần phải tối ưu nội dung lại. 

Một số nhược điểm khi sử dụng Webmaster tool

Ngoài những ưu điểm trên, công cụ này cũng có một số nhược điểm mà bạn phải lưu ý khắc phục:

  • Không có số liệu tương tác hay tỷ lệ chuyển đổi.
  • Bạn không có tất cả thứ nguyên phụ như “khu vực đô thị” hoặc “thời gian trong ngày” như trong Analytics.
  • Không thể hiển thị toàn bộ từ khóa index.
  • Dữ liệu chỉ truy vấn được tối đa 3 tháng trong khi Google Analytics là 6 tháng.
  • Số Clicks trong báo cáo này về mặt kỹ thuật khác với lượt truy cập (phiên) trong Google Analytics.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng Webmaster tool để phân tích các chỉ số trong SEO. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm: 3 cách tăng traffic “có hại” cho SEO mà bạn nên tránh 

Rate this post